Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Họa sĩ thiên tài Picasso

Pablo Ruiz Picasso (25/10/1881-8/4/1973)  thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.

Lúc chào đời, Picasso rất yếu ớt, đến mức bà đỡ tưởng rằng đứa bé đã bị chết yểu, vì vậy, bà đặt cậu bé Picasso lên bàn để mọi người vào chào từ biệt cậu bé tội nghiệp. Một người bác của Picasso vốn là bác sĩ - ông Don Salvador, đã thử một biện pháp rất đơn giản để cứu sống đứa cháu trai.
Ông Don Salvador vốn bị nghiện thuốc lá thue xe may tai da nang .
Họa sĩ thiên tài Picasso


Lúc vào chào từ biệt cháu, ông đang ngậm điếu thuốc trên môi. Để thử phản ứng của đứa trẻ, ông liền nhả khói thuốc lá vào mặt cậu bé. Khuôn mặt đứa cháu trai có biểu hiện khó chịu và ngay lập tức, đứa trẻ bật khóc.

Picasso từng được rửa tội và đặt tên là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Martyr Patricio Clito Ruíz y Picasso một cái tên với 23 từ. Cái tên rất dài này bao gồm tên của nhiều vị thánh và tên của một số họ hàng thân thiết với gia đình. “Picasso” thực tế là tên họ thừa hưởng từ mẹ - bà Maria Picasso y Lopez. Tên của cha Picasso là Jose Ruiz Blasco.

Picasso có lẽ đã được sinh ra để làm họa sĩ. Từ đầu tiên mà ông biết nói là “piz” - một từ viết tắt của “lápiz”, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “bút chì”. Cha của ông cũng vốn là một họa sĩ, một giáo sư giảng dạy về hội họa.

Chính cha đã cho Picasso những bài giảng đầu tiên về mỹ thuật từ khi ông lên 7. Khi Picasso ở tuổi 13, cha ông đã thề sẽ không bao giờ cầm cọ vẽ nữa bởi ông cảm thấy cậu con trai đã thực sự vượt qua mình.

Lên 9 tuổi, Piccasso đã thực hiện hoàn chỉnh thue xe may tai da nang bức tranh đầu tiên có tên “Le picador” khắc họa một người đàn ông cưỡi ngựa trong một trận đấu bò tót.
Họa sĩ thiên tài Picasso

Không nghi ngờ gì Picasso là một thiên tài trong lĩnh vực hội họa. Khi còn đi học ở trường, cậu bé Picasso cũng được đánh giá là già giặn hơn hẳn các bạn bè cùng lớp. Picasso ghét bị ra lệnh phải làm gì, vì vậy, cậu bé thường hay phạm lỗi vô kỷ luật trong lớp học, thường bị đuổi ra khỏi lớp và phải lên phòng “xưng tội” để chịu kỷ luật.
Năm 1909, Picasso và một họa sĩ Pháp có tên Georges Braque đã cùng khởi xướng xu hướng tranh lập thể. Tuy vậy, ở thời điểm đó, hai vị họa sĩ đã không đặt tên cho xu hướng nghệ thuật mà mình đang đi tiên phong.
Chính nhà phê bình mỹ thuật người Pháp Louis Vauxcelles là người đầu tiên đặt tên cho xu hướng này, sau khi nhận thấy tranh của Picasso và Braque bao gồm toàn những hình khối nhỏ.

Năm 1911, khi bức nàng Mona Lisa bị đánh cắp khỏi viện bảo tàng Louvre (Pháp), cảnh sát đã tìm đến tra hỏi một người bạn của Picasso - nhà thơ Guillaume Apollinaire. Apollinaire đã nói với cảnh sát rằng có thể Picasso chính là kẻ trộm, vì vậy, cảnh sát đã tới bắt Picasso đi để thẩm vấn, nhưng sau đó ông đã được thả ra vì không có bằng chứng phạm tội.
Trong suốt cuộc đời mình, Picasso có rất nhiều mối tình. Thực tế người ta không thể biết hết những người tình “thoảng qua” của ông. Picasso có hai đời vợ. Người vợ thứ nhất - Olga Khokhlova - kém ông 10 tuổi. Người vợ thứ hai - Jacqueline Roque - kém ông… 52 tuổi. Trong suốt “thiên tình sử” của mình, Picasso luôn chỉ hẹn hò với những cô gái trẻ, thường ở độ tuổi ngoài 20.
Picasso được chôn cất trong khuôn viên của một tòa lâu đài mà ông đã mua hồi năm 1958, nằm ở ngôi làng Vauvenargues, miền nam nước Pháp. Ngôi mộ của ông thu hút rất đông du khách đến thăm. Ông đã yên nghỉ vĩnh hằng tại đây sau khi qua đời ở tuổi 91 năm 1973.

Picasso đã mua lại lâu đài này sau khi thue xe may o da nang phát hiện ra nó nằm trên sườn đồi Mont Sainte-Victoire - ngọn đồi đã từng xuất hiện hơn 30 lần trong tranh của họa sĩ Pháp theo trường phái Ấn Tượng - Paul Cézanne. Khi mua được lâu đài này, ông đã nói với mọi người rằng: “Thế là tôi đã tự mình mua được ngọn đồi của Cézanne”.



Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Thành Cát Tư Hãn-Những cuộc viễn chinh (Phẩn 2)

Sau khi thống nhất mông cổ ,thành cát tư hãn nhà chính trị tài ba đã bắt đầu những cuộc viễn chinh sang tận Châu Âu,xây dưng nên một đội quân hùng mạnh thế giới.

Năm 1209, Thành các tư Hãn bắt đầu xuất quân. Những cuộc hành quân của ông có thể được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất (1209-1215)  đánh Đông-Bắc-Á, giai đoạn thứ 2  (1218-1225) đánh Trung-Á, Tây-Nam-Á và Đông-Âu, giai đoạn thứ ba  (1226-1227)  đánh tiếp Đông-Bắc-Á.
Những cuộc viễn chinh


Năm 1209, Thành cát tư Hãn xuất quân, đánh nước Đại Hạ. Muốn đánh nước này thì quân Mông Cổ phải đi băng qua sa mạc Qua Bích. Việc này không khó đối với kỵ binh Mông Cổ. Nhưng muốn vào nước này thì phải vượt qua một cái đèo có quân Đại Hạ đóng ở đó. Thành cát tư Hãn không vượt qua nổi, bèn lập mưu giả vờ rút lui. Quân Đại Hạ đuổi theo. Quân Mông Cổ quay lại phản công, bắt được tướng địch. Vua Đại Hạ phải điều đình, dâng gái đẹp và châu báu, và hẹn hàng năm triều cống. Quân Mông Cổ rút lui.

Năm 1211, Thành cát tư Hãn dẫn 70 ngàn kỵ binh, vượt Vạn Lý Trường Thành sang đánh nước Kim. Lúc đó Trường Thành không kiên cố như sau này khi nhà Minh tu bổ lại nên vượt qua cũng không khó khăn lắm. Quân Mông Cổ đến chân thành Khai Phong nhưng không đánh thành mà lại đi ngược lên đánh kinh đô nước Kim là thành Trung Đô (Bắc Kinh bây giờ). Trung Đô kiên cố, cao tới 12 mét, đánh không nổi, quân Mông Cổ bèn cướp phá vùng phụ cận cho thoả thích. Năm 1214, Thành cát tư Hãn trở lại, lần này có mang theo cần ném đá có khả năng ném những tảng đá nặng 50 kí-lô để phá tường thành. Nhưng dụng cụ “tối tân” này không cần dùng tới vì nội bộ Kim lủng củng. Vua Kim xin điều đình, dâng công chúa và châu báu. Quân Mông Cổ rút lui. Triều đình Kim dời đô về Khai Phong.

Năm 1215, quân Mông Cổ lại vây Trung Đô; dân trong thành đói ăn, mở cửa thành xin hàng. Quân Mông Cổ vào thành, đốt phá, cướp bóc, giết người, hãm hiếp tàn bạo. Nước Cao Câu Ly (một quốc gia ở bắc bộ bán đảo Triều Tiên và một phần xứ Mãn Châu bây giờ) khiếp sợ, phái người sang xin triều cống, được ưng thuận.

Thành cát tư Hãn khinh người Tàu, khinh nông nghiệp, coi là hèn nhược, muốn giết hết nông dân, đổi ruộng thành đồng cỏ để có chỗ nuôi gia súc. Rất may lúc đó vua Mông Cổ có một người cận thần Mãn Châu tên là Gia-luật Sở-tài ngỏ lời hơn thiệt khuyên bảo. Thành cát tư Hãn nghe ra tai, ngưng việc chém giết. Người cố vấn này được tin dùng cho đến khi chết vào năm 1244.

Năm 1218, một đại tướng Mông Cổ tên là Jebe được lệnh của Thành cát tư Hãn mang 20 ngàn kỵ binh đi về hướng tây đánh nước Tây Liêu (nay là miền Tannou Touva trong Liên Bang Nga?). Nguyên lúc trước, vua nước này tên là Kuchlug đã có lần xâm phạm đất Mông Cổ, bị Thành cát tư Hãn đánh bại; nay củng cố binh lực, liên kết với các nước khác để phục thù. Dân Tây Liêu theo đạo Hồi mà Kuchlug lại cấm đạo này, giết một thầy giảng đạo (Iman). Khi nghe tin quân Mông Cổ sắp tới thì dân chúng vui mừng. Quân Mông Cổ thắng ngay, chặt đầu Kuchlug.

Quá về phía tây có nước Khwarzim (nay là nước Ouzbékistan), kinh đô là Samarkand, rất giàu. Thành-cát-tư Hãn muốn kết thân và giao dịch thương mại, sai một phái đoàn nhiều người gồm sứ thần và 450 nhà buôn mang nhiều đồ quý giá đến biếu vua nước ấy là Shah Muhammed. Đi đến biên giới, phái đoàn bị viên quan cai trị tên là Inalchug nghi ngờ là gián điệp, bắt giam rồi giết. Ông phái sứ thần đến đòi trừng phạt viên quan nọ. Muhammed đã không trừng phạt thuộc hạ, lại còn giết sứ thần, chém đầu mang trả Thành cát tư Hãn. Năm 1219, quân Mông Cổ kéo sang. Muhammed có 400 ngàn quân nhưng không trung thành lắm và dân trong nước cũng không ưa vì sưu cao thuế nặng. Mặc dầu quân ít, Thành-cát-tư Hãn vẫn chia quân làm hai đạo: một đạo đi Samarkand rồi đi Bukhara, một đạo vây thành Utrar mà tướng giữ thành lại chính là Inalchug. Quân Mông Cổ dùng cần ném đá ném vào thành đạn lửa làm bằng diêm sinh, dầu hoả và tiêu thạch (salpêtre). Inalchug giữ thành được hơn một tháng rồi tử trận. Thành bị san thành bình địa, các thợ khéo bị đưa về Mông Cổ. Samarkand và Bukhara, đều nằm trên Con Đường Tơ Lụa, mở cổng thành đón quân Mông Cổ. Thành cát tư Hãn vào thành ngồi uống rượu và nghe nhạc, rồi cho phép lính được tự do cướp bóc, đốt phá, hãm hiếp.

Năm 1220, đạo quân ở Utrar lại đi về hướng tây, tới thị trấn Urgenc nằm trên Con Đường Tơ Lụa, vẫn trong nước Ouzbékistan, trên bờ sông Amou-Daria, phía nam biển Aral. Ở đấy diễn ra một trận đánh rất hung bạo, người ta nói rằng có tới 100 ngàn người giữ thành bị giết. Quân Mông Cổ đào kênh, phá đê dẫn nước vào tràn ngập đống gạch vụn.

Rồi quân Mông Cổ đi về hướng nam, đánh phá thành Merv thuộc nước nay gọi là Turkménistan. Tục truyền rằng trong đống gạch vụn, một nhà tu hành đạo Hồi đếm xác chết trong 13 ngày chưa hết, ước lượng rằng có đến 1.300.000 cái thây. Thành Balk trong nước nay gọi là Afghanistan cũng chung số phận: già trẻ lớn bé đều bị bắt xếp hàng 10, hàng 100 như quân đội, rồi lính Mông Cổ cầm dao, cầm giáo giết từng loạt rất có qui củ (!). Có một chuyện ngoại lệ xảy ra ở thành Herat cũng thuộc nước nay là Afghanistan. Năm 1221, quân Mông Cổ hạ thành này, tha mạng cho nhiều người (?). Lúc đạo quân bỏ đi, chỉ để lại một ít quân giữ thành, dân địa phương đã nổi dậy giết đám quân giữ thành. Khi quân Mông Cổ trở lại, chuyện gì xảy ra, tất nhiên ai cũng biết.

Năm 1221, Thành-cát-tư Hãn sai hai đại tướng Jebe và Sudebei dẫn 20 ngàn quân tới biển Lý Hải (mer Caspienne), đi vòng sang bờ phía tây. Có hai đạo quân xứ Géorgie ra nghênh chiến, bị thua cả hai. Mùa đông năm ấy, quân Mông Cổ vượt rặng Cao Gia Sách (Caucase) lọt vào địa bàn của giống người Slaves, gặp quân Thổ Nhĩ Kỳ (thuộc giống Đột Quyết, tây tiến từ thế kỷ thứ XI). Quân Thổ thua mau, và quân Mông Cổ vào các làng cướp phá, hãm hiếp như thường lệ.

Thời ấy, người Slaves chưa thành lập được những quốc gia lớn mạnh. Họ chỉ có những lãnh địa lớn nhỏ cai quản bởi những lãnh chúa, như: Rostov, Moscou, Novgorod (nay thuộc Nga), Kiev (nay thuộc Ukraine), Chernigov, Galicie (nay thuộc Ba Lan)… Năm 1223, các ông chúa Slaves họp nhau thành lập một đoàn quân gồm 80 ngàn người. Các ông chúa là tướng mặc giáp lưới sắt nặng nề, theo sau là những toán bộ binh, ra gặp quân Mông Cổ ở bờ sông Kalka. Kỵ binh tiên phong Mông Cổ cầm cung bắn vãi tên lên đầy trời. Một số tướng Slaves dẫn quân tiến lên đánh. Quân Mông Cổ bỏ chạy rồi biến mất trong màn khói mù mịt mà quân Mông Cổ đốt phân ngựa trộn dầu hoả tạo nên. Sau đó, quân Slaves thấy sau màn khói không phải là toán kỵ binh cầm cung tên mà là toán kỵ binh cầm giáo, cầm kích đánh giết dữ dội. Quân Slaves hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, đại bại. Hai viên tướng Mông Cổ Jebe và Sudebei ngồi ăn uống trên một cái hòm gỗ trong đó có nhốt ba ông chúa Slaves bị bắt. Ba ông này bị ngạt thở chết.

Sau trận này, Jebe và Sudebei dẫn quân quay về hướng đông, đi về mạn sông Volga, thắng thêm hai trận nữa, rồi năm 1224 vượt núi Oural, hội quân với Thành-cát-tư Hãn, đi xuyên qua nước nay là Kazakhstan. Dọc đường, quân Mông Cổ cướp lương thực, của cải và ngựa của dân bản xứ, đánh tan bất cứ đội quân nào kháng cự lại.


Năm 1225, Thành-cát-tư Hãn lên đường về Mông Cổ. Nhưng ông không về thẳng quê mà lại tạt qua thành Hạ Châu, kinh đô của nước Đại Hạ năm 1226 để hỏi tội vua nước này. Nguyên năm 1218, trước khi đi đánh nước Khwarzim (nay là nước Ouzbékistan), ông ngỏ lời mượn quân của Đại Hạ. Vua nước này đã không cho mượn lại còn nói ngược ngạo sao đó mà ông để bụng thù. Khi ở phương tây về quê, ông quyết tiêu diệt nước này. Trong khi vây thành Hạ Châu, ông bị bệnh, qua đời năm 1227, thọ khoảng 60 tuổi. Dù vậy, nước Đại Hạ cũng bị diệt, quân Đại Hạ tan rã, bỏ trốn về Tây Tạng. Quân Mông Cổ bắt mang về nước 30 ngàn thợ khéo, định xây một kinh đô bền vững tại đất khởi nguyên.
http://worldman360.blogspot.com/2016/04/thanh-cat-tu-han-thoi-ky-gay-dung-luc.html

Thành Cát Tư Hãn-Thời kỳ gây dựng lực lượng (Phẩn 1)

Thành Cát Tư Hãn là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông.

Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.
Thành Cát Tư Hãn
Thời kỳ gây dựng lực lượng

Khoảng năm 1165, bên bờ sông Onongol, một Cho thuê xe máy đà nẵng chi lưu của sông Hắc Long Giang, thuộc xứ sở của người Mông Cổ, vợ của tù trưởng bộ lạc Khalkha, một bộ lạc nhỏ, sinh ra một bé trai đặt tên là Temujin, phiên âm ra tiếng Tàu rồi đọc theo âm Hán-Việt là Thiết Mộc Chân. Đứa bé này tính nết hung tợn, nhưng có nhiều mưu lược và tài lãnh đạo. Người cha chiếm đoạt một bảo vật nào đó, bị chủ nhân của bảo vật mưu hại bằng thuốc độc. Mồ côi cha từ thuở lên chín, lúc thiếu thời, Thiết Mộc Chân cùng em ruột săn bẫy thỏ, đánh bắt cá để sinh nhai, mẹ hái rau, hái quả nuôi gia đình. Lúc trưởng thành, Thiết Mộc Chân đứng lên ra sức mưu đồ thống nhất các bộ lạc sinh sống rời rạc. Lúc bấy giờ, dân Mông Cổ có khoảng ba chục bộ lạc. Năm 1206, Thiết Mộc Chân được các tù trưởng công nhận là chúa, người Mông Cổ tôn là Genghis Khan, tức là Thành-cát-tư Hãn. Từ ngữ “Khan” của người Mông Cổ có nghĩa là vua, là chúa. Người Tàu đọc trại ra, rồi người Việt đọc theo âm Hán-Việt là “Hãn”. Trong vòng ba năm, từ năm 1206 đến năm 1209, Thành-cát-tư Hãn không những đã thống nhất được người Mông Cổ, mà còn thống nhất được hầu hết các bộ lạc sinh sống ở miền Mạc Bắc. Và cũng trong thời gian này, ông đã thành lập được đội quân Mạc Bắc hùng mạnh mà nòng cốt là người Mông Cổ.

Quân Mông Cổ không đông, không lúc nào trên 110 ngàn người. Hầu như họ đánh đâu thắng đấy, lập nên một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất nhân loại, có chăng chỉ thua đế quốc Anh Cát Lợi ở thế kỷ thứ XIX. Sở dĩ họ lập được kỳ tích này là thue xe may da nang nhờ vào những chiến thuật, chiến lược và những đặc tính văn hoá sau đây:

Quân của họ chủ yếu là kỵ binh. Họ trang bị đầy đủ nhưng nhẹ nhàng nên dễ xoay trở. Đầu họ đội mũ sắt. Thân mặc áo giáp bằng da ngựa ngâm nước tiểu ngựa thành ra rất cứng, tên bắn không thủng, dao chém không rách, nhẹ hơn giáp sắt và giáp lưới sắt của châu Âu. Tay trái cầm mộc nhỏ. Tay phải cầm giáo để đâm hoặc kích để vừa đâm vừa móc. Hông đeo cung đựng trong một cái túi. Lưng đeo một hai bị tên. Chân đi ủng có ghép những mảnh sắt.

Họ có tài phi ngựa. Ngựa Mông Cổ tuy nhỏ nhưng rất khoẻ, nhanh và dai sức. Yên ngựa có gắn thêm hai bàn đạp (étriers) tròn như cái đĩa mà thời ấy chưa có dân tộc nào khác biết sử dụng. Ngồi trên mình ngựa mà hai chân đặt lên hai bàn đạp thì thế ngồi rất vững vàng, tạo ra sự nhanh nhẹn và sức mạnh khi giao chiến.

Họ bắn tên bằng cung rất tài, cả nam lẫn nữ. Họ vừa phi ngựa, vừa giương cung bắn tên về phía trước hoặc ngoái lại bắn về phía sau rất trúng, rất nhanh, có thể bắn sáu mũi trong một phút. Tên có mấy loại, đều có mũi bằng sắt. Có loại mũi nhọn như cái dùi, có loại mũi bẹt sắc như dao, có loại mũi tù được đục hai ba lỗ thủng nên khi phóng ra thì gây tiếng hú rợn người để uy hiếp tinh thần quân địch. Cung làm bằng gỗ gắn thêm những mảnh xương súc vật. Giây cung làm bằng gân bò, gân ngựa.
Quân chia ra thành đội, mỗi đội 10 người. Mười đội là một đoàn 100 người. Đại đơn vị là sư, có 10.000 người. Lúc lập các đơn vị, người các bộ lạc trộn lẫn với nhau để tránh sự thông đồng tạo ra phản loạn hoặc bất tuân thượng lệnh. Kỷ luật quân đội là kỷ luật thép, cưỡng lệnh cấp trên là xử tử liền tại chỗ.

Chiến sĩ Mông Cổ bản tính hiếu chiến và rất ác, không biết thue xe may o da nang động lòng thương xót là gì. Họ tàn sát hầu hết kẻ bại trận, không mấy khi tha mạng, chỉ trừ những thợ khéo bắt về để xây những kiến trúc hoặc bắt nô lệ. Phụ nữ bên bại trận thì bắt đi làm bia đỡ đạn. Tiếng hung bạo đã được loan truyền sang tận châu Âu đến nỗi người Âu đã phải thốt ra: “Cỏ không mọc được dưới vó ngựa Hung Nô”.

Khi chuyển quân, phụ nữ lùa gia súc đi cùng, hai bên có quân lính đi bảo vệ. Đoàn gia súc cũng là lương thực thực phẩm: sữa tươi và máu tươi để uống, thịt để ăn. Khi kết liễu một trận đánh, phụ nữ đi thu dọn chiến trường, thu chiến lợi phẩm, giết những thương binh địch.

Họ chỉ có hai chiến thuật đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Chiến thuật thứ nhất là bất chợt họ phi ngựa tới, chém giết, đốt phá, bên địch chưa kịp đánh trả thì họ đã phi ngựa đi, dù muốn đuổi theo cũng không kịp nữa; rồi họ quay lại quyết định chiến trường. Chiến thuật thứ hai là giả vờ thua chạy rồi bất thần quay lại phản công. Cả hai chiến thuật này thue xe may tai da nang đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tù trưởng các bộ lạc ở hoang mạc, ở thảo nguyên đã bị thua bởi chiến thuật thứ nhất, và nhiều tướng lãnh Đông Âu đã bị thua bởi chiến thuật thứ hai.

Sau 18 năm chinh chiến, người Mông Cổ đã học được nhiều điều ở những dân bại trận: cách chế tạo cần bắn đá (của người Tây Á), dùng thuốc súng làm vỡ các tường thành (của người Tàu) nhưng chưa biết dùng súng bắn đạn, dùng những ống đồng để ném các chất cháy sang thuyền địch (của người Cận Đông). Vì vậy, binh lực của họ còn mạnh hơn trước. Về việc sử dụng cần bắn đá, nhiều khi họ bắn vào thành địch cả đạn lửa, xác súc vật hoặc xác người đã rữa thối để gây những bệnh dịch.

http://worldman360.blogspot.com/2016/04/thanh-cat-tu-han-nhung-cuoc-vien-chinh.html


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Sơ lược về chân dung của các nhân vật trên tờ đô la Mỹ.

Những tờ USD được coi là tờ tiền phổ biến nhất thế giới,có bao giờ bạn hỏi những nhân vật trên tờ tiền là ai không?

George Washington 

George Washington  (22 tháng 2, 1732 – 14 tháng 12, 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.
Quốc hội nhất trí chọn lựa làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như Cho thuê xe máy đà nẵng dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.
Thomas Jefferson

Thomas Jefferson (13 tháng 4 năm 1743–4 tháng 7 năm 1826) là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ (Democratic-Republican Party), và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại
Abraham Lincoln
Abraham Lincoln (12 tháng 2, 1809 – 15 tháng 4, 1865), còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại, là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát thue xe may da nang vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước
Alexander Hamilton

Alexander Hamilton (11 tháng 1 năm 1757–12 tháng 7 năm 1804) là một sỹ quan quân đội, nhà khai quốc, luật sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ. Ông là Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Hoa Kỳ, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ, khi trở thành Bộ trưởng Ngân khố ông mới 32 tuổi. Ông là một trong những luật sư lập hiến đầu tiên của Mỹ, là một lãnh đạo trong Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ năm 1787; ông là một trong hai tác giả chính của The Federalist Papers (Người liên bang), một tác phẩm xuất sắc nhất của Hamilton, được viết chung với James Madison. Những tư tưởng lớn lao chứa đựng trong đó đã đưa tác phẩm này sánh ngang với những danh tác chính trị của nhân loại, làm nền tảng, giải thích rõ ràng về ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Andrew Jackson

Andrew Jackson (15 tháng 3 năm 1767 - 8 tháng 6 năm 1845) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 7(1829-1837) và đã thoát khỏi vụ ám sát năm 1835. Ông là tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Trước khi đắc cử, Jackson từng là 1 nhà thue xe may o da nang lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ ở Florida và đã chỉ huy quân đội Mỹ năm (1815) trong trận chiến New Orleans. Ông đánh bại John Quincy Adams trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1828. Trong nhiệm kỳ tổng thống cuối của Jackson, Chiến tranh Toledo (1835-1836) nổ ra, ông và quốc hội đã ép khiến bang Michigan bị khủng hoảng tài chính và phải đầu hàng bang Ohio (1836).
Ulysses S. Grant

Ulysses S. Grant  (1822 – 1885)  tổng thống thứ 18 trong lịch sử Mỹ từng chinh chiến nhiều sa trường nhưng lại sợ nhìn thấy máu trong thức ăn. Nếu như Tổng thống Ulysses S. Grant nhìn thấy máu ở những món thịt thì sẽ cảm thấy khó chịu trong người. Do đó, thức ăn được chế biến từ thịt mang lên cho tổng thống này thường được làm chín hoàn toàn. Đây là một trong số điều ít biết về Tổng thống Mỹ Ulysses S. Grant.
benjamin Franklin




benjamin Franklin (17 tháng 01 1706 - 17 tháng 4 1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt điển hình của thue xe may o da nang lịch sử vật lý vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các khám phá về hiện tượng sấm, sét. Với vài trò một chính trị gia và một nhà hoạt động xã hội, ông đã đưa ra ý tưởng về một nước Mỹ và với vai trò một nhà ngoại giao trong thời kỳ Cách mạng Mỹ, ông đã làm cho liên minh là Pháp giúp đỡ để có thể giành độc lập.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Sơ lược về tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.


Thân Thế
Ông có vốn tài quân sự, lại là thuê xe máy tại đà nẵng tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương.

Sau khi kháng chiến chống Cho thuê xe máy đà nẵng Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ 74 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
Các Điển Tích
Qua những câu chuyện dưới đây, có thể thấy ở ông một sự hy sinh quyền lợi cá nhân rất cao để phục vụ cho mục tiêu của cả dân tộc cho dù ông là người có tài thao lược và nắm nhiều quyền bính trong tay.

Thiếu Thời
Đại Việt sử ký toàn thư có chép:Lúc mới sinh ra Cho thuê xe máy đà nẵng , có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời".
Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Thái Tông Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp thue xe may da nang những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." (Theo "Việt nam sử lược" của Trần Trọng Kim thì An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh.
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Cướp ngôi hay không?Đến khi vận nước thue xe may o da nang lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi."

(Lấy từ tích cũ: Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vương trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: "Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ còn thưởng gì nữa".)

Quốc Tuấn cảm phục đến khóc thue xe may tai da nang , khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"

Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"

Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm thuê xe máy đà nẵng Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.

Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."

Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc.

Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy."

Quan hệ với Trần Quang Khải
Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc."

Trần Quốc Tuấn thưa : "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."

Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho."

Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu.
Quyền phong tước
Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.

Tài dụng binh
Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Trần Thánh Tông vờ bảo Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.

Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỷ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Ông dạy đạo trung như vậy. Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông do công lao 2 lần lãnh đạo đất nước chống lại được họa Thát Đát (Mông Cổ). Dưới vó ngựa của Nguyên Mông, các nước Hồi giáo hiếu chiến ở Trung Á, các công tước của Moscow,Novogrod(nước Nga ngày nay)cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh thổ của Nguyên Mông, theo chiều ngang, kéo dài từ Viễn Đông(gồm cả Triều Tiên) đến tận Mátxcơva, Muhi (Hungary),Tehran ,Damascus; chiều dọc từ Bắc Á xuống hết cả Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của họ, chỉ có Thái Lan thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ 1 trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của Mông Cổ, và Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đại Vương mà giữ được bờ cõi. Các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương có thể thấy ở khắp nước Việt Nam.

Lấy dân làm gốc
Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"

Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."

Khi sắp mất, ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục". Trần Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, quân Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại là như thế đấy.

Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ của Trần Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ (Lã Vọng ngày xưa bên Trung Quốc).

 Nhân Dân Sùng Kính Phong Thánh

Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ).

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Huyền thoại Lý Quang Diệu

Nổi tiếng là người thông minh, diễn thuyết lôi cuốn và có tài lãnh đạo, ông Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một nước nghèo lên sánh ngang các nước phát triển phương Tây.
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình người Hoa giàu có sống tại Singapore từ thế kỷ 19.

Học rất giỏi ngay từ nhỏ thuê xe máy đà nẵng, ông Lý được nhận vào Viện Raffles tại Singapore, vốn quy tụ 150 học sinh xuất sắc nhất tại đây. Sau khi tốt nghiệp đầu bảng tại trường này, ông nhận được nhiều học bổng nhưng cuối cùng quyết định theo học ngành luật tại trường Fitzwilliam, thuộc đại học Cambridge, Anh.

Tại thời điểm ông tốt nghiệp và trở về nước, Singapore vẫn là thuộc địa của Anh. Ông Lý đã cùng những  người cùng chung chí hướng lập ra đảng Nhân dân hành động (PAP) và ông là Tổng bí thư của đảng do mình lập ra năm 1954.

Năm 1955, hiến pháp mới của Singapore được thue xe may da nang thông qua, tăng số ghế đại biểu được bầu thông qua bầu cử lên 25 trong tổng số 32 ghế, thay vì thông qua bổ nhiệm như trước đây. Đảng PAP khi ấy chỉ giành được 3 ghế.

 Năm 1956, ông Lý tới Anh để đàm phán về khả năng Singapore tuyên bố độc lập. Đàm phán thất bại, xung đột nổ ra tại Singapore và một năm sau ông lại quay trở lại London để đàm phán về khả năng Singapore trở thành một quốc gia tự trị, có hiến pháp mới. Theo bản hiến pháp này, bầu cử sẽ được tiến hành trong năm 1959. Và đảng PAP của ông Lý đã thắng áp đảo với 43/51 ghế tại Quốc hội. Singapore trở thành quốc gia tự trị, ngoại trừ các vấn đề quân sự và đối ngoại. Ông Lý nhậm chức ngày 5/6/1959, trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore độc lập và nắm quyền suốt 31 năm sau đó.

Để được độc lập hoàn toàn khỏi Cho thuê xe máy đà nẵng thực dân Anh, ông Lý đã vận động người dân ủng hộ ý tưởng liên bang với các thuộc địa khác xung quanh, lập ra liên bang Malaysia. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1962, với 70% ý kiến ủng hộ đã giúp kế hoạch trên thành hiện thực một năm sau đó.

Tuy nhiên, do mâu thuẫn sắc tộc giữa cộng đồng người Hoa tại Singapore và người Malay, ngày 7/8/1965, ông Lý Quang Diệu đã ký hiệp định tách Singapore khỏi liên bang Malaysia, trở thành quốc gia độc lập.

 Công bố quyết định tách khỏi Malaysia ngày 9/8/1965, ông Lý đã rất xúc thuê xe máy ở đà nẵng động và gọi đó là "khoảnh khắc đau buồn". Ông nói: “Suốt đời mình tôi đã tin vào việc sáp nhập với Malaysia và thống nhất của hai lãnh thổ. CÁc bạn biết rằng chúng ta, mỗi một người, được kết nối với nhau bởi địa lý, kinh tế, bởi sự gắn kết huyết thống… Nó đã phá vỡ mọi thứ theo đúng nghĩa đen mà chúng ta đã đấu tranh… giờ đây Singapore sẽ mãi mãi là một quốc gia độc lập, dân chủ và có chủ quyền, được tạo lập trên nguyên tắc tự do và công lý và sẽ mãi mãi theo đuổi sự thịnh vượng thue xe may o da nang và hạnh phúc của nhân dân trong một xã hội chỉ có công bằng trên hết.”

Việc tách khỏi Malaysia khiến Singapore gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là tài nguyên thiên nhiên hạn chế, năng lực tự phòng thủ yếu. Ông Lý đã phát động một cuộc cải cách kinh tế, khuyến khích xuất khẩu hàng thành phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời nâng cao đời sống người lao động. Những chính sách đúng đắn đã giúp đảng PAP của ông luôn áp đảo tại các cuộc bầu cử quốc hội suốt những năm sau đó. Đến tháng 11/1990, ông Lý từ chức thủ tướng nhưng vẫn là lãnh đạo đảng PAP tới năm 1992.

Lý Quang Diệu nhận thue xe may tai da nang được rất nhiều sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia. Lý Quang Diệu được quốc tế nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson trao tặng. Tổng thống Obama gọi là ông Lý là "người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á" và "huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21"

Ông Lý Quang Diệu tháng 2/2015 điều trị ở bệnh viện vì bị viêm phổi nặng. Văn phòng Thủ tướng Singapore hôm 17/3 thông báo thuê xe máy tại đà nẵng sức khỏe của cựu lãnh đạo 91 tuổi chuyển biến xấu do nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 23/3/2015.

Cho đến khi qua đời Lý Quang Diệu giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor) dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này. Ông còn được biết đến trong vòng thân bằng quyến hữu với tên "Harry".


Theo Dân trí, Wikipedia.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Nguyên soái Liên Xô Georgy Zhukov kẻ bất bại trên chiến trường,và cuộc đời đầy bi hùng trong thời bình (P1)

Georgy Konstantinovich Zhukov (1/12/1896 - 18/6/1974) là danh tướng của quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng, được công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Theo nhận định của Nguyên soái Liên Xô A. M. Vasilevsky, Nguyên soái  Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô viết. 


Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Georgy Zhukov đã giữ các chức vụ: Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn của Hồng quân Liên Xô như Trận Mosow (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. 


 Tổng tư lệnh Quân đội Liên Xô ở Đức G.K.Zhukov cùng các tướng lĩnh đồng minh trước Cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin.

Sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức,
 tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, 
ông được gọi về Moscơ và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc 
phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy
 viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. 
Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội.


Bị Khrushchev lợi dụng để loại bỏ các đối thủ


Tháng 3/1953, sau khi nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô Joseph Stalin qua đời, không chỉ Nikita Khrushchev mà cả Mikhailovich Molotov (Bộ trưởng Ngoại giao), Georgy Malenkov (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đều muốn nắm quyền. Nhưng cuối cùng, do lôi kéo được Nguyên soái Georgy Zhukov, Bí thư thứ nhất ĐCS Liên Xô Nikita Khrushchev đã chiến thắng các đối thủ. 

Sở dĩ Khrushchev cần đến Nguyên soái Zhukov là muốn mượn tay quân đội để loại bỏ sự lũng đoạn của Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là ông trùm lực lượng an ninh và cảnh sát mật Liên Xô, Pavlovich Beria, nhằm củng cố quyền lực. 

Khi Stalin còn sống, giữa Zhukov và Beria đã nảy sinh mâu thuẫn. Beria đã liệt Zhukov vào danh sách nhóm quân nhân âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng Stalin đã không chấp thuận ý kiến loại bỏ Zhukov của Beria. Thậm chí, Stalin còn nói thẳng với Beria: “Anh không cần phải gây khó dễ cho Zhukov. Tôi là người hiểu rõ anh ta. Zhukov không phải là kẻ phản bội”. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa Zhukov và Beria đã kết thành mối thâm thù. 

Trên thực tế, dưới sự giúp đỡ của Nguyên soái Zhukov, tháng 6/1953, Khrushchev đã nhổ được “cái gai trong mắt” (tống Pavlovich Beria vào tù với hàng loạt tội danh, trong đó nặng nhất là tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài và phản cách mạng, đưa ra xử tử ngày 23/12/1953). 

Tháng 9/1953, Khrushchev bước lên đỉnh cao quyền lực. Sau đó khoảng 2 năm, nhờ sự tiến cử của Khrushchev, Nguyên soái Zhukov được đề bạt làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay Nikolai Bulganin, người vừa nhận chức Thủ tướng Liên bang Xô viết. 

Tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, năm 1955,  Khrushchev đã đọc một bài diễn văn mật, phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Stalin càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn với Molotov và Malenkov, hai người vốn bất đồng với Khrushchev trong nhiều vấn đề cả về đối nội lẫn đối ngoại. 

Thượng tuần tháng 6/1957, nhân dịp Khrushchev dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô thăm Phần Lan, một số nhân vật lãnh đạo cao cấp do Georgy Malenkov cầm đầu đã vạch kế hoạch lật đổ. 

Khrushchev vừa quay về Moscow thì được thông báo Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao triệu tập họp thảo luận việc tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày thành lập thành phố Leningrad. Nhưng khi Khrushchev vừa ngồi xuống, Malenkov đã lớn tiếng phê bình chính sách đối nội chính, đối ngoại của ông này. Tiếp đó, những người trong phe Malenkov phủ nhận hoàn toàn mọi phương châm, chính sách do Khrushchev khởi xướng, cho rằng ông này đã đi ngược lại nguyên tắc tập thể lãnh đạo, độc đoán chuyên quyền. Khi phe Malenkov đưa ra đề nghị biểu quyết bãi miễn chức vụ của Khrushchev, ông này  liền kháng nghị: “Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao không có quyền bãi miễn chức vụ của Bí thư thứ nhất, chỉ có Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới có cái quyền đó”.

Giữa lúc tranh cãi quyết liệt, Bộ trưởng Quốc phòng  Zhukov bước vào, nói với những người dự họp: “Một giờ trước khi diễn ra cuộc họp ngày hôm nay, Georgy Malenkov có tìm tôi nói chuyện. Ông ta muốn lôi kéo tôi, muốn tôi đứng về phía ông ta!”  

Nikolai Bulganin giữ trách nhiệm chủ trì cuộc họp thấy tình thế trở nên khó khăn đành phải tuyên bố giải tán. Mưu đồ đánh đổ Nikita Khrushchev của phe  Malenkov bị thất bại. 

Sau đó, với sự giúp đỡ của Zhukov, tại Hội nghị toàn quốc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 22/6/1957, những người thuộc phe  Malenkov đã phải đội chiếc mũ của phần tử phản đảng. 

“Được chim bẻ ná”

Trong danh sách luận công trọng thưởng, Nguyên soái Zhukov đứng đầu. Từ ủy viên dự khuyết Georgy Zhukov thẳng tiến lên ủy viên chính thức Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, có chân trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. 

Tuy nhiên, leo lên đỉnh cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu xuống dốc. Sự đời vẫn như vậy và Nguyên soái Zhukov cũng không phải là ngoại lệ.

 Ngày 4/10/1957, Bộ trưởng Quốc phòng  Zhukov rời Moscow đến cảng Sevastopol, sau đó lên tuần dương hạm Kuibyshevazot bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Tư và Anbani. Zhukov vừa khởi hành, Khrushchev lập tức kết thúc sớm kỳ nghỉ dưỡng ở Crimea, vội vã đến quân khu Kiev. Tại đây, Khrushchev sử dụng mọi cách để làm cho các tướng lĩnh quân khu Kiev hiểu được rằng Nguyên soái Zhukov sắp bị bãi miễn chức vụ. 

Tại cuộc họp ngày 28/10/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã nghiêm khắc phê bình  Zhukov. Khrushchev, trong bài phát biểu của mình, đã nói thẳng: “Cần phải có biện pháp kiên quyết giải quyết vấn đề đồng chí Georgy Zhukov. Bất cứ ai nếu không phục tùng lợi ích của đảng, đảng sẽ không khoan thứ, cho dù người đó công trạng có lớn tới đâu”. 

 Tượng Nguyên soái, Anh hùng Liên Xô G.K. Zhukov ở thủ đô Moscow.


Sau đó, Zhukov bị bãi miễn mọi chức vụ, được cho “ngồi chơi xơi nước” cho tới lúc trở về với cõi vĩnh hằng (năm 1964, Brezhnev lên thay Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov cũng không được sử dụng trở lại).

Trong cuốn hồi ký sau này, Khrushchev tiết lộ sau khi đánh đổ tập đoàn Molotov-Malenkov, Nguyên soái Zhukov nắm trong tay quyền lực quá lớn. Điều này bắt đầu làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Xô lúc bấy giờ lo lắng không yên. Họ cho rằng, Zhukov đang có mưu đồ đoạt quyền soán vị. Liên bang Xô viết đang đứng trước nguy cơ chính biến quân sự. Trong 36 kế, “tiên hạ thủ vi cường” là hơn cả và thế là họ đã ra tay. 

Không phải là vị tướng "nướng quân"


 Nguyên soái Zhukov là một vị tướng lỗi lạc trong lịch sử quân sự thế giới.


Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít (tháng 5/1995), Georgy Zhukov đã được chính thức tuyên bố vô tội và vị anh hùng có công lớn giúp loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng này một lần nữa lại ngời sáng trong lịch sử chống phát xít.

Nhiều học giả còn dày công nghiên cứu nhằm bác bỏ những cáo buộc ác ý nhằm vào vị Nguyên soái vĩ đại này. 

Trên cơ sở những tư liệu xác thực, nhà sử học Aleksey Asayev đã chứng minh rằng Georgy Zhukov không phải là vị tướng “nướng quân”, phung phí tính mạng cấp dưới. Bởi từ mệnh lệnh đầu tiên tới mệnh lệnh cuối cùng, bao giờ Georgy Zhukov cũng nhấn mạnh tới yêu cầu hạn chế tối đa tổn thất về người và ông đã rất nghiêm khắc đối với những viên chỉ huy để cho đơn vị chịu nhiều thương vong. Bên cạnh đó, Georgy Zhukov còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, sát thực giúp các cấp chỉ huy giảm thiểu tổn thất binh lực. 

Thống kê cho thấy, tại tất cả các mặt trận và trong tất cả các chiến dịch mà Georgy Zhukov đã chỉ huy hoặc chỉ đạo, thiệt hại tính theo phần trăm trên số quân thường thấp hơn so với các tướng lĩnh Liên Xô, kể cả so với Nguyên soái Konstantin Rokossovsky, người thường được nêu như một ví dụ ngược lại với Georgy Zhukov. Nhiều khi, sự khác nhau đó lên tới hàng chục phần trăm. 

Không phải ngẫu nhiên mà Georgy Zhukov thường được cử đến những chiến trường gay go, phức tạp nhất. Bằng tài cầm quân của mình, Georgy Zhukov không chỉ giúp Hồng quân Liên Xô giảm thiểu thiệt hại, mà còn vô hiệu hóa nhiều nguy cơ, tiến tới lật ngược cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Những câu nói của Lý Quang Diệu.

Có thể nói con rồng Singapore  của ngày nay ,dấu ấn lớn nhất chính là tầm nhìn sâu sắc của các nhà lãnh đạo và người đặt nền móng đầu tiên là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990.Những câu nói của Lý Quang Diệu thật sự đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập.
“Singapore không phải là một đất nước tự nhiên mà do con người tạo nên. Chúng tôi thừa hưởng hòn đảo không có phần nội địa, một trái tim không thể xác”, Lý Quang Diệu nói về những trở ngại của Singapore buổi đầu lập quốc trong cuốn hồi ký  Lịch sử Singapore 1965-2000: Bí quyết hóa rồng.”

Đó là sự ý chí tự mình vươn của người dân singpore ,tự lực đi lên từ những khó khan ban đầu lập quốc “Thế giới không ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày để sống"

Ông luôn tự hào về những người đã và đang gánh trọng trách phát triển đất nước Singapore. Đó là những người thuộc "nhóm hạng A" theo đánh giá của ông. Khi được hỏi liệu Singapore có cần một cách thức lãnh đạo mới trong tương lai, ông Lý gián tiếp trả lời "Không": "Chúng ta phải có một nhóm hạng A... Chúng ta cần những con người hạng nhất với đầu óc khôn ngoan, có ý thức về trách nhiệm làm việc vì công chúng".


Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp.


Cho đến khi qua đời Lý Quang Diệu giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor) dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này.





Trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2007, Lý Quang Diệu đã gợi mở nhiều ý tưởng, đặc biệt về vấn đề giáo dục. Ông từng khẳng định với Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết rằng: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”.

Theo Ông Lý ,thì việc đa tiếng nói trong một ngôn ngữ là sự giáo dục thông minh trong thời kỳ hội nhập của Việt Nam.







Trong mắt Lý Quang Diệu,Việt Nam là đất nước có đầy đủ yếu tố để trở thành vị trí số 1 ở Đông Nam Á.
Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Singapore từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.

Trong quyển hồi ký Lịch sử Singapore 1965-2000: Bí quyết hóa rồng, ông Lý cũng dành những lời khen tặng Việt Nam: “Tài năng của người Việt Nam trong việc sử dụng và cải tiến các khí tài của Liên Xô thời kỳ chiến tranh nhắc nhở chúng ta về những phẩm chất tuyệt vời của dân tộc này”.